Blog

Trang chủ Tại sao không nên giặt chung tất chân với đồ mặc hàng ngày?

Tại sao không nên giặt chung tất chân với đồ mặc hàng ngày?

Chia sẻ ngay:

Giặt chung tất chân với đồ mặc hàng ngày là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, việc làm này ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường tới sức khoẻ. Vì thế, bạn cần phân loại đồ trước khi giặt và vệ sinh đúng cách. Hãy cùng ONOFF tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Có nên giặt chung tất chân với quần áo? Tại sao?

Tại sao không nên giặt chung tất chân với quần áo?

Công việc giặt giũ mỗi ngày mất khá nhiều thời gian và khiến đôi bàn tay có thể thô ráp do tiếp xúc trực tiếp với xà phòng. Từ khi máy giặt ra đời, đôi tay của chị em được giải phóng khỏi công việc nhàm chán này và có thêm thời gian hơn cho bản thân, gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen cho tất cả các loại quần áo thường ngày cùng tất vớ bẩn vào trong máy để tiết kiệm tối đa thời gian. Vậy cách làm này có thực sự đúng đắn?

Các chuyên gia chỉ ra rằng, giặt chung bít tất với quần áo là việc làm không nên. Bởi trong tất chứa nhiều vi khuẩn. Nếu giặt chung như vậy, quần áo khác sẽ bị bẩn theo và dễ lây nhiễm chéo. Hơn hết, màu sắc của tất cũng có thể phai nhanh hơn khi giặt chung. Nếu giặt tất trắng với quần áo nhanh phai màu còn để lại nhiều vết loang lổ nhìn mất thẩm mỹ.

Thậm chí, nếu giặt tất cả những quần áo này cùng bít tất trong nước nóng còn có thể hư hại cho vải. Bởi mỗi một loại vải sẽ yêu cầu một mức nhiệt khác nhau. Ví dụ áo thun chỉ cần ngâm với nước từ 30 – 40 độ nếu không sẽ bị sun, co vải. Với tất/vớ, bạn có thể ngâm ở nhiệt độ cao hơn 1 chút để các vết bẩn cứng đầu được loại bỏ nhanh chóng… Đó là lý do vì sao, bạn nên giặt riêng tất với quần áo ở mức nhiệt và cài đặt được khuyến nghị.

Khi nào có thể giặt chung tất chân với quần áo?

Trường hợp nào có thể giặt chung tất với quần áo?

Màng tế bào vi khuẩn chứa nhiều protein. Khi protein gặp các sản phẩm có tính kiềm mạnh như bột giặt sẽ tách khỏi nhau và phân huỷ. Vì thế, bạn vẫn có thể giặt chung tất với quần áo trong một số trường hợp nhất định.

Cụ thể, nếu chỉ vi khuẩn thông thường hoặc mồ hôi trên tất, bạn vẫn có thể giặt chung với quần áo. Nhưng lưu ý, bạn nên để quần áo khô ráo trước khi giặt để tránh vi khuẩn có điều kiện phát triển nhiều hơn. Bột giặt sẽ tấn công loại bỏ hết vi khuẩn giúp quần áo và tất sạch, sáng.

Bạn cũng có thể giặt tất vớ cũ với quần áo nhiều màu. Tuy nhiên, hãy phân loại giặt tất vớ cũ màu/tối với quần áo có gam sắc tương đồng để tránh bị phai màu sang nhau nhé.

Khi nào không nên giặt chung tất chân với quần áo?

Trường hợp nào không nên giặt tất chung với quần áo?

Bên cạnh những trường hợp trên, bạn cần chú ý không giặt chung tất với quần áo khi:

  • Chân bị nấm hoặc bệnh ngoài da

Trong trường hợp này, bạn nên giặt riêng tất với quần áo hoặc sử dụng máy giặt nhỏ chuyên dụng để giặt tất riêng. Nếu không, bạn sẽ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn chéo và dễ bị nấm, ngứa da. Bạn cũng có thể dùng chất tẩy nhẹ hoặc nước ấm để ngâm tất trước khi giặt. Làm như vậy, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng hơn.

  • Không giặt tất chân chung với đồ lót và đồ sáng màu

Không nên giặt chung đồ lót, đồ sáng màu với bít tất. Bởi quần áo có thể phai màu, bám vào bề mặt tất, để lại nhiều vết màu xấu xí. Nhất là tất len, bạn không nên giặt chung vì phần lông tơ có thể dễ bám dính vào đồ lót, khiến bạn dễ bị dị ứng hay viêm nhiễm. Vì thế, bạn nên phân loại tất với đồ lót, đồ sáng màu để quá trình giặt trở nên dễ dàng, sạch sẽ và an toàn hơn.

Lưu ý:

Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được lựa chọn khi giặt nhưng không tránh khỏi chất cặn bẩn (bụi, sợi tơ, lông tơ…), vi khuẩn bám trên lồng giặt. Vì thế, bạn cần vệ sinh máy thường xuyên để tiêu diệt hết nấm, vi sinh vật, vi khuẩn… gây bệnh. Khi đó, việc giặt riêng tất với quần áo mới đảm bảo sạch sẽ và không lo nhiễm bệnh chéo hay gây kích ứng đối với người có làn da nhạy cảm.

Tip giặt tất chân đúng cách bạn nên biết

Giặt bít tất đúng cách

Để giặt sạch sẽ bít tất có tuổi thọ cao, bạn cần lưu ý các tip dưới đây. Hãy tìm hiểu và áp dụng ngay từ hôm nay để việc giặt tất không còn lo ngại nữa.

  • Giặt riêng tất chân

Bít tất nhanh bị giãn, rách hay có nhiều xơ vải bám dính và không sạch sẽ là do giặt chung với nhiều quần áo khác. Vì thế, bạn cần giặt riêng để đôi tất luôn sạch sẽ, bền đẹp. Nếu bạn giặt riêng bít tất ngay từ đầu, tình trạng hư hỏng sẽ không còn xảy ra. Việc phân loại tất với các loại quần áo khác sẽ giúp quá trình giặt dễ dàng hơn và đảm bảo vệ sinh.

  • Sử dụng chu trình giặt nhẹ nhàng

Nếu tốc độ quay của máy giặt quá nhanh và mạnh sẽ làm cho bề mặt tất dễ bị sờn, rách. Vậy nên, bạn cần chọn chế độ giặt, vắt thích hợp để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn hoàn toàn mà vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu, độ thẩm mỹ của tất.

  • Phân loại tất nhiều màu và tất trắng

Không nên giặt chung các loại tất nhiều màu với tất sáng màu để không lo bị phai màu. Hãy chú ý ngâm tất chân trước 30 phút rồi mới cho vào máy giặt để quá trình giặt được hiệu quả. Bạn cũng có thể giặt tay để không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của tất.

  • Không dùng các chất tẩy rửa mạnh

Sử dụng chất tẩy rửa an toàn, có độ nồng độ vừa phải để bảo vệ chất vải và màu sắc. Nếu không, tất sẽ dễ bị hư hỏng, phai màu nhanh và tuổi thọ thấp. Nếu giặt tay, chất tẩy mạnh còn làm hư hại da tay, gây thô ráp, bong tróc mất thẩm mỹ. Bạn hãy ưu tiên sử dụng các loại nước giặt chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho da tay và chất vải.

  • Lộn phải ra ngoài

Sau khi tất đã được giặt sạch, bạn nên lộn mặt phải của tất ra ngoài. Đây là một mẹo nhỏ để giặt và phơi không bị bai màu tất chân. Thực hiện một cách thận trọng, cẩn thận để không làm co giãn tất quá mức. Quá trình này cũng sẽ giúp đôi tất không bị dính vào nhau khi giặt, mau khô hơn và tránh bị thất thoát.

  • Làm khô tất

Đây là một bước rất cần thiết sau khi giặt. Bạn nên treo tất trên giàn phơi, có móc treo chuyên dụng để bít tất khô nhanh hơn. Nếu thời tiết ẩm thấp thì bạn có thể cho vào máy sấy. Hãy sấy với nhiệt độ vừa phải để dây thun không bị co giãn quá mức, sợi vải cũng không mất đi độ đàn hồi.

Nhiều trường hợp phơi tất trực tiếp với ánh nắng gay gắt hay cho vào máy sấy nhiệt cao, dây thun nhanh đứt hơn và chất liệu của sợi vải cũng bị yếu đi, tuổi thọ bị rút ngắn. Chính vì thế, các bạn cần làm khô đúng cách, nhiệt độ vừa phải để đôi tất luôn đẹp và bền theo thời gian.

Hy vọng qua chia sẻ này, bạn đã có được câu trả lời có nên giặt chung tất chân với đồ mặc hàng ngày hay không. Hãy tiếp tục truy cập website/facebook nhà ONOFF để nắm bắt thêm nhiều thông tin hữu ích về bít tất hơn nhé!

Chia sẻ ngay:
Nguyễn KiênTác giả

MỤC LỤC