Blog

Trang chủ Thời trang Haute Couture: Khẳng định sự đẳng cấp và xa hoa

Thời trang Haute Couture: Khẳng định sự đẳng cấp và xa hoa

Chia sẻ ngay:

Haute Couture là đỉnh cao của sự xa hoa và sáng tạo, nơi mỗi bộ trang phục đều được chế tác thủ công tỉ mỉ với dấu ấn riêng của mỗi nhà thiết kế. Mỗi bộ trang phục lại mang câu chuyện riêng, thể hiện sự đẳng cấp và phong cách độc đáo của người mặc. Sau đây, ONOFF sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết hơn về thời trang Haute Couture.

Thời trang Haute Couture là gì?

Được ví như một giấc mộng vĩnh hằng của phái đẹp, Haute Couture là một dạng thời trang cao cấp. Nó đại diện cho sự xa hoa, hào nhoáng, tinh xảo nhất trong giới thời trang hiện nay. Haute Couture có nghĩa là thời trang may đo, là nghệ thuật may mặc dựa trên hai tiêu chí sự sang trọng và sự công phu.

Thời trang Haute Couture tinh xảo và xa hoa

Thời trang Haute Couture tinh xảo và xa hoa

Tất cả các chi tiết trên trang phục đều được làm thủ công, không sử dụng máy móc để đảm bảo độ hoàn hảo và độc nhất. Chất liệu sử dụng phải là hàng cao cấp, thậm chí quý hiếm. Nhân công là những người có tay nghề cao, nhà xưởng đạt tiêu chuẩn. Thiết kế riêng, được đặt làm chứ không phải hàng may đo bán sẵn.

Haute Couture không chỉ là thước đo kỹ nghệ, tài năng và sự sáng tạo của nhà thiết kế. Nó còn thử thách tay nghề, kỹ thuật của người nhân công, nghệ nhân. Có thể nói, Haute Couture là một di sản văn hóa, một tôn chỉ vĩnh hằng cho bao thế hệ trong lịch sử thời trang.

Lịch sử phát triển Haute Couture

Đầu tiên, ta phải kể đến Rose Bertin – một người có ảnh hưởng lớn với thời trang Pháp thế kỷ 18. Bà là nhà thiết kế, may đo váy áo và làm nón cho hoàng hậu Antoinette. Bà đã sử dụng quyền lực của mình để điều khiển các nhà thiết kế Pháp thời bấy giờ, buộc họ phải sáng tạo nên những bộ trang phục độc nhất vô nhị phục vụ cho phụ nữ đi dự tiệc sao cho không có bộ nào bị trùng lặp. Vào thời điểm đó thì vấn đề thương hiệu và bản quyền không được quan tâm và chú ý như bây giờ.

Đến thế kỷ 19, nhà thiết kế người Anh Charles Worth đã tiên phong trong việc đưa tên tuổi của mình vào các mẫu quần áo. Ông tự tay làm ra những bộ trang phục dựa trên ý tưởng riêng rồi cho người mẫu mặc để chào bán, mua hay không là tuỳ ý khách hàng. Nếu Rose Bertin là người đặt nền móng cho Haute Couture thì Charles Worth mới là cha đẻ thực sự của thứ trang phục xa xỉ này.

Từ đó mà thuật ngữ Haute Couture xuất hiện để diễn tả những “tác phẩm” của thời trang thiết kế, trở thành biểu trưng cho sự sang trọng, tách biệt và thời thượng do các nghệ nhân may đo tạo riêng cho tầng lớp thượng lưu, các ngôi sao và thành viên hoàng tộc. Cho đến ngày nay, sự độc nhất trong các bản thiết kế vẫn được nhấn mạnh trong các mẫu váy áo của Haute Couture. Và chúng phải tuân thủ những điều luật khắt khe của ngành công nghiệp mới.

mẫu váy Haute Couture của Rami Kadi tại LHP Canes 2019

Mẫu váy Haute Couture của Rami Kadi tại LHP Canes 2019

Trang phục Haute Couture vẫn chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu, quý tộc vì giá trị của một thiết kế này vô cùng lớn. Chính vì thế nó không phổ biến rộng rãi mà chỉ được biết đến trong giới nhà giàu.

Trang phục thế nào được công nhận là Haute Couture?

Không phải cứ trang phục tự may đo, tự thiết kế, tự làm thủ công là trở thành Haute Couture. Ngành thời trang có hẳn thước đo cụ thể cho loại trang phục sang trọng, xa hoa bậc nhất này. Từ năm 1868, Le Chambre Syndicale de la Haute Couture (Nghiệp đoàn may đo cao cấp) được sáng lập với vai trò là nhà bảo vệ cho thời trang cao cấp. Các nhà thiết kế muốn được công nhận là một nghệ nhân Haute Couture phải đáp ứng một số quy chuẩn nhất định do tổ chức này thiết lập. Để được công nhận, các nhà mốt phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:

  • Thiết kế theo đơn đặt hàng chuyên biệt
  • Có một xưởng may tại Paris với ít nhất 20 nghệ nhân lành nghề
  • Vào mỗi mùa mốt (tháng 1 và tháng 7), nhà mốt phải trình diễn một bộ sưu tập với ít nhất 35 mẫu thiết kế dành cho ban ngày và ban đêm.
Tuần lễ thời trang Haute Couture

Tuần lễ thời trang Haute Couture

Chất liệu của trang phục Haute Couture

Vốn là những trang phục xa hoa, tinh xảo, nên những chất liệu sử dụng phải là những chất liệu độc nhất và quý giá. Mỗi thiết kế Haute Couture lại được làm nên bởi những chất liệu tuyệt bậc từ những chi tiết nhỏ nhất: vải lụa thượng hạng, vải cashmere hiếm có, chất liệu da tốt nhất, lông thú, hạt đính trên váy cũng phải được nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu như Swarovski, hay một số chất liệu như lông Lema, chỉ thêu Lesage, vải Massaro cho giày và Causse cho găng tay… Chất liệu càng tốt, độc nhất và quý giá thì bộ trang phục càng được chú ý.

Xem ngay: Tìm hiểu về chất liệu da lộn

Giá trị của những mẫu thiết kế Haute Couture

Một bộ Haute Couture cần ít nhất 20 người để hoàn thành với thời gian trên dưới 700 giờ. Và đương nhiên, nó có giá bán cao gấp nhiều lần so với đồ may thông thường. Một bộ Haute Couture mặc ban ngày, giá bán sẽ khoảng 8.000 bảng Anh (hơn 290 triệu đồng). Trong khi đó, đồ mặc ban đêm (dự dạ tiệc) còn đắt hơn nữa. Nếu nhà mốt sử dụng vải hiếm cùng các loại trang trí làm từ vật liệu quý, giá bán của những bộ váy này có thể bị đội lên vài triệu bảng.

Vì giá trị của lớn như vậy, nên những thiết kế này chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Lượng khách hàng của các nhà thiết kế Haute Couture cực kỳ ít ỏi – chỉ khoảng 2,000 cá nhân trên toàn thế giới. Song Haute Couture vẫn luôn là lời khẳng định bất dịch cho đẳng cấp của họ.

váy haute couture tinh xảo

Mẫu váy tinh xảo, kỳ công

Không chỉ đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ và công phu trong quá trình sản xuất với hàng chục ngàn chi tiết được đính kết thủ công. Mỗi tác phẩm nghệ thuật này còn là lời khẳng định cho cái tôi của người tạo nên và người mặc nó.

Ai sẽ mua Haute Couture?

Haute Couture vốn được sinh ra và biết đến đầu tiên ở Pháp. Cho đến nay, giới thượng lưu Pháp chính là nguồn khách hàng chủ yếu của các mẫu thiết kế xa xỉ này.

Ngoài giới thượng lưu tại Pháp, Haute Couture ngày nay còn có các buyer (những người mua lại đồ cao cấp để bán lại) từ Nga, Trung Quốc và Trung Đông. Giá bán của chúng có thể bị đội lên sau nhiều năm nên họ sẽ thu lại được một món hời không nhỏ từ tay những người thích sưu tầm.

Hiện nay không có nhiều nhà thiết kế Haute Couture. Tính đến năm 2024 chỉ còn 24 thành viên của  Haute Couture. Do sự ra đời của những trang phục tiện dụng, may đo sẵn và phục vụ nhiều tầng lớp. Cũng như những quy định khắt khe mà số lượng nhà thiết kế đã giảm đi đáng kể.

Một thiết kế của thương hiệu ELIE SAAB

Một thiết kế của thương hiệu ELIE SAAB

Hiện rất ít ai có thể bỏ số tiền lớn để mua trang phục Couture và đối với những thương hiệu thời trang lâu năm thì việc trình diễn bộ sưu tập như cách để mọi người nhìn nhận về tài năng của mình, đơn cử như thương hiệu Viktor & Rolf tung ra các thiết kế độc đáo, đề cao tinh thần nghệ thuật và cuộc sống trong mỗi mùa mốt. Tuy nhiên, nếu như trong tương lai giới mộ điệu ngừng việc tìm hiểu và nhìn nhận về Haute Couture thì những điều tuyệt diệu này sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Nhưng muốn điều đó không xảy ra và thời trang cao cấp vẫn tồn tại trong thế kỷ 21, Haute Couture phải học cách thay đổi để phù hợp với thời cuộc, tiếp cận gần hơn với các tín đồ thời trang hiện đại như Vetements từng làm trước đây. Thương hiệu chính thức được chứng nhận là nhà mốt Couture trong hai mùa qua. Chính những bứt phá về định nghĩa truyền thống của nghệ thuật thời trang cao cấp đã khiến hiệp hội chấp nhận và nới lỏng các quy tắc cứng nhắc của mình.

Haute Couture là một di sản văn hóa của làng thời trang, nó được bảo tồn và lưu giữ giá trị đến tận bây giờ. Hy vọng, Haute Couture sẽ luôn tồn tại và tiếp cận nhiều đến các tín đồ thời trang hơn nữa.

Truy cập ngay vào website/fanpage của ONOFF để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị về thời trang namthời trang nữ bạn nhé!

Chia sẻ ngay:
ONOFFTác giả

MỤC LỤC