Blog

Trang chủ Len lông cừu là gì? Ưu và nhược điểm của vải sợi lông cừu

Len lông cừu là gì? Ưu và nhược điểm của vải sợi lông cừu

Chia sẻ ngay:

Len lông cừu là chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời về độ ấm, độ bền và tính thân thiện với làn da. Do đó, chất liệu này được sử dụng rất phổ biến trong may mặc, đặc biệt là các sản phẩm thời trang thu đông. Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải này và cách nhận biết len lông cừu đạt chuẩn, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của ONOFF nhé!

Len lông cừu là gì?

Len lông cừu là một loại sợi tự nhiên được sản xuất từ lông cừu, cực kỳ mềm mại và có thể giữ ấm, giữ nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, các sản phẩm làm từ chất liệu này còn có khả năng co giãn và thấm hút mồ hôi tương đối tốt.

Nguồn gốc

Bắt đầu từ năm 6000 TCN, cừu đã được con người nuôi và chọn lọc để khai thác lông làm len. Lông cừu đạt chuẩn sẽ được đem đi dệt thô sơ thành sợi len lông cừu. Các sản phẩm làm từ chất liệu này được người Babylon sử dụng phổ biến trong những năm 4000 TCN.

len lông cừu

Sợi lông cừu được người Babylon sử dụng phổ biến trong những năm 4000 TCN

Trong giai đoạn 3000 – 1000 TCN, len lông cừu được người Hy Lạp, Ba Tư và La Mã phân phối rộng khắp tại các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, khu vực lại sử dụng các loại lông cừu khác nhau với công nghệ dệt len đa dạng. Điều này giúp tạo nên các trang phục, sản phẩm từ len lông cừu có bề mặt phong phú và bắt mắt.

Thành phần hóa học

Sợi lông cừu có chứa một loại protein tự nhiên là keratin, có khả năng phân hủy sinh học. Đây là một thành phần cũng được tìm thấy trong tóc người và có vai trò quan trọng trong việc hình thành các vật liệu hữu cơ liên quan.

Vì có thành phần chính là protein nên len lông cừu có khả năng đàn hồi cực kỳ tốt. Trên thực tế, dù bị kéo dài đến biến dạng thì các sản phẩm làm từ chất liệu này vẫn có thể phục hồi về hình dạng ban đầu, ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt.

Ưu nhược điểm của len lông cừu

Dù sở hữu những ưu điểm vượt trội song giống với các loại vải khác, len lông cừu vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể, dưới đây là một số ưu và nhược điểm nổi bật của loại len này.

ưu nhược điểm của len lông cừu

Len lông cừu có độ thoáng khí, đàn hồi, lên màu nhuộm tốt

Về ưu điểm, len lông cừu là loại len có khả năng giữ nhiệt tốt nhất với bề mặt mềm mịn và độ đàn hồi cao. Nhờ khả năng hấp thu và giữ màu nhuộm tót, sợi lông cừu có thể lên màu rất đẹp và có thể blend màu đa dạng khi ra thành phẩm. Các sản phẩm làm từ chất liệu này có độ thoáng khí cao, khả năng chống cháy, chống mùi, kháng khuẩn và điều hòa nhiệt độ rất tốt. Với nguồn gốc thuần tự nhiên, có thể nói sử dụng quần áo len lông cừu cũng là một đóng góp giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Về nhược điểm, len lông cừu thường có giá thành cao hơn so với nhiều chất liệu khác.

Các loại len lông cừu phổ biến nhất trên thế giới

Hiện nay, các loại len lông cừu trên thế giới rất đa dạng và có thể thay đổi theo từng quốc gia, khu vực. Trong đó, Virgin Wool, Cashmere, Merino và Angora là các chất liệu được sử dụng phổ biến nhất.

Len Virgin Wool

Virgin Wool, hay len lông cừu nguyên chất, được lấy từ những con cừu mới thay lông lần đầu tiên. Vì được dệt từ lớp lông đầu của cừu nên loại vải này sẽ có bề mặt cực kỳ mềm mại, mịn màng với khả năng đàn hồi cực kỳ tốt.

vải len lông cừu

Virgin Wool được dệt từ lông của những con cừu mới thay lông lần đầu

Len Cashmere

Vải len lông cừu Cashmere được dệt từ sợi lông tơ của dê Kashmir/Cashmere (dê núi) chưa đầy 12 tháng tuổi. Do đó, khi lấy lông, người thợ phải thực hiện hoàn toàn bằng tay để tránh gây hại đến vật nuôi. Đặc điểm dễ thấy ở len Cashmere là khối lượng nhẹ, giữ nhiệt tốt gấp 8 lần len dệt polymer, thoáng mát, ổn định thân nhiệt. Vì thế, đây cũng là loại vải len có giá thành cao nhất hiện nay.

len lông cừu

Cashmere là loại len lông cừu đắt nhất hiện nay

Len Merino

Len Merino được dệt từ sợi lông cừu mảnh bằng 1/5 sợi tóc nhưng có khả năng uốn cong đến hơn 20.000 lần mà không bị đứt. Vì có tính đàn hồi cao nên chất liệu này thường được dùng để dệt trang phục bó sát. Ngoài ra, len Merino còn có cấu trúc phức tạp với khả năng giữ ấm hiệu quả và có thể hấp thụ hơi ẩm tối đa bằng 35% khối lượng của sợi.

len lông cừu

Len Merino được dệt từ sợi lông cừu rất mảnh và có độ đàn hồi cao

Len Angora

Đặc điểm thường thấy của len Angora là rất bông nhưng độ bền không cao. Do đó, khi sản xuất, người thợ sẽ dệt loại len này với một số loại sợi khác nhằm tăng độ dẻo dai và tính đàn hồi. Ngoài ra, hiện nay, len Angora đang là chất liệu có sản lượng nhỏ nhất trong bốn loại vải kể trên.

sợi len lông cừu

Angora là chất liệu được sử dụng với sản lượng nhỏ nhất trong bốn loại trên

Quy trình sản xuất len lông cừu

Để sản xuất len lông cừu, đầu tiên, người thợ sẽ tiến hành xén lông. Lông cừu thô sau khi xén sẽ được làm sạch và phân loại. Lúc này, nhà sản xuất sẽ sử dụng các chất xúc tác hóa học nhằm loại bỏ chất nhờn lanolin trong lông cừu thô. Các kiện len đã phân loại theo tiêu chí nhất định sẽ được chải thô để tạo thành các sợi dài.

Sau đó, các sợi này sẽ được kéo thành sợi và giặt lần cuối trước khi sử dụng để dệt thành quần áo hoặc các mặt hàng len dệt khác. Cuối cùng, thành phẩm len dệt sẽ trải qua các quy trình hậu sản xuất khác nhau nhằm phát triển những thuộc tính nhất định, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

len lông cừu

Để sản xuất vải lông cừu, người thợ sẽ tiến hành xén lông cừu

Ứng dụng của vải len lông cừu trong đời sống

Thực tế, vải len lông cừu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau. Dưới đây là một số các mặt hàng phổ biến, thường được sản xuất bằng chất liệu này.

Sử dụng trong may mặc

Từ xa xưa, len lông cừu đã được sử dụng để sản xuất các mặt hàng may mặc, đặc biệt là hàng thời trang thu đông. Ngày nay, chất liệu này được dùng phổ biến để may quần áo len và tất khăn len,… Các sản phẩm và phụ kiện làm bằng sợi len lông cừu có màu sắc, kiểu dáng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

áo len lông cừu

Áo len lông cừu

Sử dụng làm đồ nội thất

Len lông cừu dùng làm đồ nội thất thường được chia thành nhiều loại với giá thành khác nhau, đáp ứng tốt thị hiếu và mục đích đa dạng của người dùng. Trong đó, len chất lượng thấp thường được dùng làm thảm, vật liệu cách điện, cách nhiệt. Sợi len chất lượng trung bình được dùng sản xuất chăn, vải bọc ghế, rèm,… Cuối cùng, len sợi cao cấp sẽ được dùng cho các sản phẩm chăn, gối,… chất lượng cao.

các loại len lông cừu

Sợi len chất lượng thấp thường được dùng làm thảm

Sử dụng làm đồ handmade

Ngày nay, ngoài ngành công nghiệp may mặc và nội thất, len lông cừu còn được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm handmade như mũ, khăn quàng, áo len, túi xách,… Bên cạnh mục đích sử dụng cá nhân, đây còn là những món quà vô cùng ý nghĩa cho những người thân yêu.

len lông cừu

Tất handmade bằng len lông cừu

Hướng dẫn bảo vải sợi len lông cừu đúng cách

Mặc dù sợi len lông cừu có độ bền cao nhưng nếu bạn không sử dụng và bảo quản đúng cách thì rất dễ làm sản phẩm bị hư hại, giảm tuổi thọ. Vì thế, nội dung này sẽ chia sẻ tới bạn kinh nghiệm bảo quản vải len lông cừu đúng chuẩn tại nhà.

Giặt và phơi quần áo, tất len lông cừu

Khi giặt và phơi các mặt hàng thời trang làm bằng len lông cừu, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo giặt trang phục đúng cách.
  • Giặt sản phẩm bằng tay hoặc bằng máy ở chế độ nhẹ nhàng.
  • Nếu giặt bằng máy, bạn nên dùng túi giặt để hạn chế làm giãn các mắt đan len hoặc xước sợi len.
  • Lột trái mặt áo trước khi giặt để giảm hiện tượng xù lông.
  • Thường xuyên dùng nước xả vải để làm mềm sợi len.
  • Không giặt chung quần áo sáng màu với đồ tối màu để tránh trang phục bị ố màu.
  • Khi phơi, bạn nên vắt ngang thân thay vì treo từ trên xuống để giảm tình trạng sợi len bị nhão.
  • Tuyệt đối không là hoặc sấy trang phục làm bằng vải len lông cừu.
  • Nếu không sử dụng trong thời gian dài, bạn nên gấp gọn quần áo lại và bảo quản trong tủ khô ráo.
len lông cừu

Nên giặt áo len lông cừu bằng tay

Xử lý vải len lông cừu bị xù lông

Sau một thời gian sử dụng, trang phục bằng len thường bị xù lông do dính vào miếng dán hay bị cọ sát quá nhiều. Nếu gặp tình trạng này thì bạn có thể xử lý bằng các mẹo sau đây.

  • Loại bỏ sợi len bị xù bằng cách dùng lược răng nhỏ chải dọc theo đường may của trang phục.
  • Dùng băng dính hoặc con lăn chuyên dụng để loại bỏ phần lên bị xù trên bề mặt.
  • Cắt bỏ những sợi xù bằng dao lam hoặc máy cắt xù chuyên dụng.
nhận biết len lông cừu

Loại bỏ sợi xù trên áo len lông cừu

Trên đây là những thông tin chi tiết về len lông cừu – một chất liệu tự nhiên, sở hữu nhiều ưu điểm như độ bền, tính đàn hồi cao, khả năng giữ nhiệt tốt,… Để không bỏ lỡ các nội dung liên quan tới may mặc và thời trang namthời trang nữ, bạn đừng quên theo dõi và thường xuyên truy cập website/fanpage ONOFF nhé!

Chia sẻ ngay:
ONOFFTác giả

MỤC LỤC