Blog

Trang chủ MODAL – CHẤT LIỆU DẪN ĐẦU XU HƯỚNG

MODAL – CHẤT LIỆU DẪN ĐẦU XU HƯỚNG

Chia sẻ ngay:

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm thời trang: quần áo, tất, chăn đệm,… bên cạnh thiết kế, người sử dụng còn quan tâm nhiều đến chất liệu, nguồn gốc của sản phẩm. Modal là một trong những chất liệu đang phổ biến trong thời gian gần đây bởi nó có những ưu điểm vượt trội hơn so với những chất liệu khác. 

Vậy chất liệu Modal là gì? Có những ưu điểm vượt trội nào? và cách bảo quản chất liệu này ra sao? Cùng ONOFF tìm hiểu trong bài viết này nhé.

  1. Nguồn gốc ra đời của chất liệu Modal 

1.1. Vải sợi Modal là gì? 

Modal là loại vải sinh học được làm từ cellulose có nguồn gốc từ cây gỗ sồi, đây là loại cây được trồng phổ biến ở các nước Bắc Âu và Trung Âu. Cây sồi (một loại cây thân gỗ) có khả năng kháng sâu bọ rất tốt nên trong quá trình chăm bón không cần bổ sung thuốc trừ sâu, phân bón. Vì vậy, nguyên liệu vải Modal từ cây sồi được đánh giá là chất liệu có nguồn gốc thân thiện với môi trường. 

Đặc trưng của chất vải Modal là khả năng co giãn tốt, mềm mịn, hút ẩm tốt. Hơn thế còn sở hữu khả năng kháng khuẩn cao – một đặc tính tự nhiên của Modal nên thường được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang: quần áo, vớ, đồ lót,… 

1.2. Nguồn gốc ra đời của chất liệu MODAL 

Chất liệu vải Modal được phát hiện và ứng dụng trong công nghiệp sản xuất vào khoảng những năm 1930 tại các nước Bắc Âu, bởi đây chính là nơi tập trung hàng trăm cánh rừng sồi lớn của thế giới.

Từ khoảng những năm 1960, chất liệu vải Modal được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, công nghệ dệt sợi lúc này vẫn chưa khai thác được hết những đặc tính ưu việt của chất liệu Modal.

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của công nghệ dệt sợi, vải Modal là chất liệu đã trở nên thông dụng trong các sản phẩm quen thuộc của con người với rất nhiều đặc tính nổi trội.

1.3. Quy trình sản xuất vải sợi MODAL 


Để sản xuất được những thước vải modal người thợ cần phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình sau đây:

– Bước 1: Lựa chọn cây gỗ sồi đạt yêu cầu để thu hoạch, nghiền nhỏ và tiến hành xử lý bằng nhiệt để phân tách thành phần Cellulose trong gỗ trở thành hỗn hợp dạng lỏng, hơi sánh.

– Bước 2: Chất lỏng Cellulose sau khi đã phân tách sẽ chuyển sang công đoạn phá vỡ các cấu trúc liên kết dưới sự tác động của nhiệt độ cao. Khi đó, Cellulose từ dạng lỏng chuyển sang dạng bùn để dễ dàng thực hiện những công đoạn kéo sợi tiếp theo.

– Bước 3: Bùn thu được sẽ được đưa vào những lỗ khuôn có sẵn trong bể chứa chất hóa học để tạo thành sợi. Đây còn gọi là quá trình dệt sợi.

– Bước 4: Hoàn tất quá trình dệt sẽ thu được chất liệu vải sợi và tiếp tục mang chúng đi rửa, tẩy trắng. Sợi sau khi được vệ sinh sạch, sẽ được mang đi dệt để tạo thành vải.

  1. Đặc tính của vải MODAL

2.1. Ưu điểm của vải MODAL so với những chất liệu khác (Cotton, sợi tổng hợp) 

THOÁNG MÁT,  CO GIÃN, MỀM MỊN 

Chất liệu Modal có những đặc điểm giống với chất liệu Cotton như: tính thoáng mát, co giãn, mềm mịn. Tuy nhiên, chất liệu Modal có một số những ưu điểm vượt trội hơn như:

Chất liệu Modal có khả năng thấm hút cao hơn cotton đến khoảng 25%. Chính nhờ đặc điểm này chất liệu Modal có khả năng làm mát cơ thể nhanh hơn và thấm hút mồ hôi cho người sử dụng tốt hơn, rất phù hợp để may quần lót.

Các sản phẩm từ chất liệu Modal sau quá trình sử dụng, giặt là vẫn giữ nguyên được Form dáng, không gặp phải tình trạng biến dạng như chất liệu Cotton vẫn thường gặp phải.

Nếu Cotton thấm hút tốt nhưng quá trình thoát ẩm lại diễn ra lâu thì chất liệu Modal đã khắc phục được đặc điểm này. Modal có tính thấm hút tốt và có khả năng thoát ẩm rất nhanh. Do vậy, khi sử dụng chất liệu Modal sẽ luôn cảm nhận được sự nhẹ nhàng của chất liệu trên cơ thể.

CHỐNG CO RÚT 

Các sản phẩm sợi sồi Modal còn có khả năng CHỐNG CO RÚT TUYỆT ĐỐI – vấn đề các loại sợi khác không xử lý được.

Vải Modal có khả năng chịu tác động của ngoại lực, có khả năng chống co rút. Do vải Modal được dệt từ thành phần chính là Cellulose có cấu trúc liên kết bền chặt giữa các phân tử nên vải Modal khó bị bai dão trong quá trình sử dụng.

Đây là một trong số những lý do vì sao vải Modal đang dần thay thế sự có mặt của cotton. Vải cotton dù có tính thoáng mát nhưng vải cotton lại dễ bị co rút, nhanh bị mất form dáng sản phẩm trong quá trình sử dụng. Chất liệu vải Modal đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.

THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Vải Modal có nguồn gốc từ gỗ sồi, không phải từ các chất hóa học công nghiệp như một số loại vải khác. Vì vậy, vải Modal được đánh giá là chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên và thân thiện với môi trường.

Hiện nay, xu hướng chung của con người đó là hướng tới sử dụng những sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên, để bảo vệ môi trường nên chất liệu vải Modal ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được yêu thích hơn.

2.2. Hạn chế của vải MODAL 

Nguyên liệu vải sồi lấy từ các thân cây gỗ lâu năm nên giá thành của vải Modal đắt hơn nhiều so với các chất liệu khác. Cùng một nguyên nhân, lấy gỗ lâu năm nên sản lượng của vải không nhiều, có chút hạn chế. 

  1. Ứng dụng của vải MODAL vào các sản phẩm nhà ONOFF 

Các sản phẩm được làm từ chất liệu Modal luôn chiếm được sự yêu thích của khách hàng. Những ưu điểm vượt trội ngay từ trong đặc tính chất liệu và độ bền chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự yêu thích ấy. Hiện nay được ONOFF ứng dụng để sản xuất các sản phẩm: đồ lót, đồ mặc nhà, tất,…. và được phát triển ra thành những bộ sưu tập vô cùng hot nhận được sự quan tâm rất lớn từ khách hàng: 

3.1. BST Modal Classic

Các sản phẩm Modal Classic mang nét đơn giản, thanh lịch, bạn có thể dễ dàng kết hợp cùng trang phục công sở hay quần áo hàng ngày. BST Modal Classic sẽ là lớp nền thoải mái thêm phần thanh lịch cho trang phục của bạn. 

Quần lót nam Modal

 

Quần lót nam Modal dáng brief

 

Tất nam cổ trung Modal Extra Soft

 

Váy Pijama Modal siêu mềm mịn

 

Bộ quần áo mặc nhà nữ Modal & Viscose Premium

 

Tất nam Noshow Modal Business

 

Tất nam cổ trung Modal Premium

3.2. BST Modal Air 

Vải Modal có nguồn gốc từ gỗ sồi tự nhiên, thân thiện với làn da, không gây kích ứng kết hợp với công nghệ kỹ thuật kéo sợi tốc độ cao giúp đường kính sợi về siêu nhỏ (nhỏ nhất trong các loại sợi hiện có) mang lại cảm giác mặc nhẹ như không khí. Đây là những sản phẩm giúp bạn thoải mái từ bên trong – tự tin ra bên ngoài. 

Quần lót nữ Modal Air Premium dáng bikini

 

Quần lót nữ Modal Air Premium dáng brief

 

Quần lót nam Modal Air dáng trunk

 

Quần lót nam Modal Air dáng Brief

3.3. BST Modal Rib

 BST ra đời là sự kết hợp giữa chất liệu Modal và kiểu dệt Rib với những đường gân sọc mạnh mẽ, co giãn 4 chiều thoải mái. Form dáng cổ điển làm mới lên để đạt được nét hiện đại nhất kết hợp với tone màu của đất, gỗ, than,… mang tới sự ấm áp, tinh tế cho dòng sản phẩm Modal Rib nhà ONOFF 

Quần lót nữ Modal Rib Premium dáng bikini

 

Quần lót nữ Modal Rib Premium dáng high brief

 

Quần lót nam Modal Rib Premium

 

Quần lót nam Modal Rib Premium dáng brief

3.4. BST Modal Mix (Cotton x Modal) 

Là sự kết hợp giữa sợi Cotton, sợi Modal tạo nên nhiều ưu điểm như: mềm mại, mịn màng, thoáng mát, cảm giác mát lạnh khi chạm vào, thấm mồ hôi hút ẩm tốt. Chất vải có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, ít nhăn nhàu, chống tích điện, mặt vải bóng đẹp, vải bền & sử dụng không bị chai cứng.

Quần lót nữ Cotton Modal Extra Cool dáng bikini

  1. Bảo quản và làm sạch các sản phẩm MODAL đúng cách 

Giặt các sản phẩm chất liệu Modal với nước thường, không sử dụng nước nóng trên 70 độ C.

Bạn nên giặt tay đối với các sản phẩm từ chất liệu Modal sẽ giữ Form dáng sản phẩm tốt hơn. Nếu bạn giặt máy, chọn chế độ giặt nhẹ nhàng và sử dụng túi giặt.

Không nên dùng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh với các sản phẩm từ chất liệu Modal.

Với các sản phẩm từ chất liệu Modal, bạn không nên phơi dưới ánh nắng mạnh trực tiếp. Dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm co các sợi vải, nên phơi nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.

Vậy là ONOFF đã cùng bạn tìm hiểu về chất liệu Modal có những đặc điểm và cách bảo quản chất liệu này. Hy vọng, bài viết này của ONOFF sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu Modal và cách sử dụng chúng nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài chia sẻ sau.

Chia sẻ ngay:
Nguyễn KiênTác giả

MỤC LỤC