Mũ Beret là một trong những món phụ kiện thời trang mang đậm tính lịch sử đến từ xứ sở lãng mạn Pháp. Với kiểu dáng tròn, mềm với phần chóp cao xinh xắn, chiếc nón mang đến nét lãng mạn, linh hoạt và vô cùng tinh tế. Để hiểu rõ hơn về chiếc mũ này, hôm nay bạn hãy cùng ONOFF tìm hiểu thêm về loại mũ này cả về lịch sử và cả về cách phối chúng sao cho đúng chuẩn nhất.
Lịch sử về mũ Beret
Nguồn gốc chiếc mũ Beret
Các nhà khảo cổ học tìm thấy các dấu tích đầu tiên, có nét tương đồng với mũ beret trong các lăng mộ đồ Đồng ở phía Tây và phía Bắc châu Âu, đặc biệt tại đảo Crete, Hy Lạp. Những mảnh ghép này tuy có khác biệt đôi chút về kích cỡ và hình dáng, nhưng đều có những nét tương tự với mũ beret hiện nay
Mũ beret chính thức xuất hiện ở Pháp tại Basque, vùng Pyrenees vào những năm 1200. Loại mũ này được biết đến với cái tên Beret Basque, thường thấy ở trang phục của những người chăn cừu và được làm từ len lông cừu. Họ phát hiện những mảnh nhỏ từ len lông cừu có thể làm ẩm và nghiền nhỏ để tạo thành dạ, dệt thành mũ dáng tròn. Mũ beret thời kỳ này có màu lông cừu tự nhiên và thường được đội vào mùa đông để giữ ấm. Sau này, mũ beret đen trở thành biểu tượng đặc trưng cho người Pháp.
“Beret” là từ tiếng Pháp, được dùng lần đầu vào năm 1835. Vào thế kỷ 19, từ nón beret trong tiếng Anh thường được chuyển thành “Biretta” hay “nón mục sư vuông”. Người Tây Ban Nha và Basque gọi nón beret là “Beret Basque”, “Birette” hoặc “Boina”. Trong khi đó, người Đức lại gọi là “Baskenmutze”; người Italy là “Basco”; và cuối cùng là người Phần Lan với “Baskeri”.
Đến thập niên 1920, mũ beret gắn liền với tầng lớp lao động tại Pháp và Tây Ban Nha. Nhu cầu cao về beret đã khiến có đến 20 nhà máy sản xuất chiếc mũ này tại Pháp. Vào thời điểm đó, có hàng triệu chiếc beret được sản xuất mỗi năm. Mũ beret sớm trở thành biểu tượng cho người Pháp và xuất hiện ở khắp mọi nơi, quen thuộc với nông dân, họa sỹ, nghệ sỹ hay thậm chí là các nam sinh.
Biểu tượng truyền thống quân đội
Ra đời dưới dãy núi Pyrenee thuộc Pháp, chiếc mũ beret tròn bằng len lông cừu có vòng da định hình bên trong đã trở thành mũ che đầu cho dân chăn nuôi gia súc ở xứ Basque đầm lầy.
Beret không thấm nước và vẫn giữ nguyên hình dạng dù có bị cuốn lại nhét trong túi quần túi áo. Đến thế kỷ 19, những chiếc mũ Beret lan rộng đến cả tầng lớp trung và thượng lưu. Chúng trở thành một phần không thể thiếu nơi chiến trường, và nhiều tổ chức khác nhau. Mũ beret trở thành biểu tượng kháng chiến của nước Pháp chống lại Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai. Quân đội Pháp và nhiều nước khác đã dùng beret trong quân phục.
Thời vàng son của beret
Beret trở thành ”đỉnh cao” thời trang Hollywood thế kỷ 20 và được lăng xê bởi những người đẹp nổi tiếng tại kinh đô điện ảnh Hollywood như Marilyn Monroe, Audrey Hepburn, Catherine Deneuve, Lauren Bacall,…Có thể nói, giai đoạn từ 1950- 1975 là thời kỳ cực “thịnh vượng” của món phụ kiện này.
Nỗ lực gìn giữ Beret
Trước đây, mỗi năm có hàng triệu chiếc beret đã được bán ra. Nhưng từ những năm 1980, khách hàng dần quay sang dùng mũ nồi do Trung Quốc, Ấn Độ, Séc sản xuất vì có mức giá rẻ hơn. Doanh số của beret xứ Basque càng thê thảm kể từ năm 2001 vì bị mất hàng loạt đơn đặt hàng từ quân đội trong lẫn ngoài nước. Chỉ còn 2 nhà máy sản xuất còn hoạt động.
Vào thập niên 80, ngành thời trang có nhiều biến động, rất nhiều xu hướng và trào lưu mới nở rộ và đều được ưa chuộng rộng rãi. Từ màu sắc sặc sỡ đến quần thể thao như áo độn vai, hoa tai bản to, quần dù, váy mini… Chính vì lẽ đó, chiếc mũ nồi beret dần mất đi ưu thế của mình.
Mũ beret từng khiến hình ảnh Che Guevara, Montgomery và những người lính trông rất kiêu hùng, nhưng ấn tượng ấy đã giảm sút nhiều trong thời bình. Giờ đây nó bị chê là nóng bức, làm vướng tầm nhìn mà không che được trán hay gáy. Ngoài ra chúng còn bị cho rằng là khó gắn mác quảng cáo hay khó biến tấu đa dạng so với mũ lưỡi trai hay các kiểu mũ khác.
Laulhère, công ty hiếm hoi còn sót lại của Pháp đang ra sức tìm lại vị thế và cả hiệu quả kinh tế cho mặt hàng truyền thống này. Họ không chọn cách cạnh tranh về giá cả nữa mà dùng uy tín chất lượng kết hợp yếu tố thủ công “made in France” làm vũ khí kinh doanh. Đặc trưng của beret Pháp là không nhăn, không lưu mùi khi bị ẩm sẽ là những chi tiết làm nên sự khác biệt. Với nỗ lực của mình, Laulhère đã khẳng định lại ưu thế của mình và quay trở lại xu hướng.
Sự trở lại
Bất kể xu hướng thời trang nào đã đi qua đều có thể quay trở lại, đó chính là vòng tuần hoàn của thời trang. Các luồng văn hoá thay đổi liên tục và có thể giao nhau, những xu hướng từ những thập kỷ trước có thể bất ngờ quay lại và trở thành xu hướng hiện tại. Và mũ beret cũng vậy.
Năm 2015, mũ beret đã trở lại sau thời gian dài bị soán ngôi bởi các kiểu nón hiện đại. Những thương hiệu có công lớn trong việc đưa kiểu nón này trở lại phải kể đến là Gucci, Marc by Marc Jacobs, Paul & Joe… Trong đó, Gucci là thương hiệu đã ”hồi sinh” chiếc beret huyền thoại. Ngoài ra các thương hiệu thời trang cao cấp như Marc by Marc Jacob, Paul & Joe cũng đã đưa mũ beret quay lại sàn diễn thời trang.
Gợi ý các kiểu tóc đẹp diện mũ nồi
Tóc dài xoăn nhẹ
Kiểu tóc với các lọn xoăn nhẹ với chiếc mũ nhỏ xinh là sự kết hoàn hảo mang đến cho các nàng vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và lãng mạn. Những bộ tóc uốn nhẹ nhàng đem đến sự mềm mại và cũng giúp cho gương mặt trở nên thon gọn, nữ tính hơn bao giờ hết. Điều quan trọng nhất khi chọn kiểu tóc này với mũ beret là các cô nàng phải chú ý dưỡng cho mái tóc của mình bóng bẩy, mượt mà hơn. Một mái tóc dài thướt tha uốn nhẽ sẽ là một thế mạnh khi phối với beret và sẽ làm bạn xuất hiện với vẻ cá tính và thời trang hơn rất nhiều.
Tóc dài suôn thẳng
Một trong những kiểu tóc khi kết hợp với mũ beret sẽ đem lại vẻ thanh lịch và tinh tế là tóc dài suôn thẳng. Tóc dài suôn thẳng không có nghĩa là đơn điệu nhàm chán mà nó thể hiện được sự dịu dàng, tinh tế và đằm thắm của người phụ nữ. Sự kết hợp thêm của Beret sẽ đem đến cho các cô gái một vẻ đẹp vừa hiện đại lại vừa mang nét đẹp cổ điển.
Tóc buộc/tết 2 bên
Nếu bạn là cô nàng ngọt ngào, dễ thương và là fan của phong cách vintage cổ điển thì tóc buộc hoặc tết hai bên sẽ là lựa chọn phù hợp. Với kiểu tóc buộc hai bên, nàng nên uốn cho đuôi tóc xoăn nhẹ, kèm theo đó là lớp trang điểm trong suốt, thêm chút má hồng, trông sẽ vô cùng đáng yêu đấy.
Tóc bob
Mũ beret – một trong những biểu tượng thời trang tinh tế thường chỉ được nghĩ đến là đi cùng với những mái tóc dài thướt tha và điệu đà. Nhưng những mái tóc ngắn như tóc bob cũng hoàn toàn có thể kết hợp với kiểu mũ này để tạo sự hài hòa giữ sự cá tính và thời trang tinh tế.
Tóc đuôi ngựa/tết thấp
Chiếc mũ beret cũng có thể che đi một ngày tóc xấu khi bạn cột tóc đuôi ngựa hoặc tết thấp. Kiểu tóc này phối với beret sẽ là vị cứu tinh vào một ngày-tóc-xấu, bạn hoàn toàn có thể che giấu một mái tóc chưa kịp chải chuốt trước khi ra đường. Không những thế, kiểu tóc này tuy đơn giản nhưng sẽ để lại một ấn tượng cá tính và thời trang cho bạn.
Mũ beret đã, đang và sẽ là một trong những item thời trang với sức hút rất lớn mà có vẻ sẽ khó hạ nhiệt trong một thời gian dài. Vậy nên, mỗi cô gái đều nên sở hữu trong tủ đồ của mình một chiếc mũ này. Qua bài viết vừa rồi, ONOFF mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chọn mũ beret sao cho thật thời trang và tinh tế. Theo dõi fanpage và website để kịp thời cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang nữ bạn nhé!