Vải Mesh không còn là chất liệu quá xa lạ với nhiều người và đang được không ít tín đồ săn lùng. Bởi đây là chất vải có nhiều ưu thế nổi trội hơn hẳn nên được ứng dụng rộng rãi trong cả ngành thời trang và nội thất. Vậy ưu điểm, nhược điểm của loại vải này ra sao? Cùng ONOFF tìm hiểu đầy đủ và chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về vải Mesh
Vải Mesh là gì?
Vải Mesh còn được nhiều người gọi với tên thông dụng là vải lưới. Đây là chất vải khá quen thuộc với chúng ta, được làm từ nhựa PVC hoặc PP. Mesh đã có từ hàng ngàn năm trước và từng được dùng để làm võng. Cho tới nay, vải lưới ngày càng được khám phá và ứng dụng nhiều hơn vì có đặc trưng là độ bền nhẹ, kết cấu dễ thấm.
So với các chất liệu khác, vải Mesh có kết cấu dệt khá lỏng lẻo, tạo ra nhiều lỗ to nhỏ trên bề mặt vải nên rất thoáng khí. Khi mặc, bạn sẽ không cảm thấy bức bối hay khó chịu, nhất là về mùa hè.
Nguồn gốc ra đời của vải lưới
Vải lưới bắt đầu được tìm ra và sử dụng vào những năm cuối thế kỷ 19. Chất liệu Mesh được chủ nhà máy người Anh có tên là Lewis Haslam sáng tạo ra khi đang đi dạo với người dì trong thời tiết lạnh giá và nảy sinh dùng lưới làm vải. Anh quan sát gang tay dì có nhiều vết thủng nhưng vẫn ấm nên Lewis Haslam đã bắt đầu thử nghiệm với các loại vải dệt kim lỏng lẻo.
Ít lâu sau, ông đã thành lập lên công ty có tên Aertex. Đây là một trong những công ty sản xuất vải lưới đầu tiên trên thế giới. Vào giữa những năm 1980, hàng dệt do công ty này sản xuất ngày càng được ưa chuộng và thịnh hành trên thế giới. Đến mức, thời trang lưới đã trở thành biểu tượng văn hoá đại chúng trên nhiều MV ca nhạc nổi tiếng.
Đặc điểm của vải Mesh
Mesh là chất liệu vải lý tưởng mang đến những đặc điểm đặc trưng mà không phải chất liệu vải nào cũng có thể có được.
Ưu điểm
Vải Mesh ngay từ khi có mặt đã nhanh chóng ghi điểm trong mắt người dùng vì sở hữu những lợi thế vượt trội:
- Vải rất bền bỉ vì được làm từ nylon và polyester. Dẫu cho giặt và sử dụng nhiều lần qua nhiều năm, vải lưới cũng ít khi bị mất cấu trúc ban đầu hay trùng nhão.
- Vải lưới chịu nhiệt rất tốt, lên đến 90 độ C.
- Vải có nhiều lỗ nhỏ nên mặc rất thoáng mát, thoải mái.
- Vải được tạo ra với nhiều màu sắc khác nhau, gam màu khó phai nên được sử dụng nhiều trong may mặc.
- Mesh là chất vải làm từ nguyên liệu nhân tạo nên giá thành khá rẻ, phù hợp với khả năng chi trả chung trên thị trường.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu thế vốn có, vải Mesh vẫn có một số hạn chế nhất định. Bạn nên tìm hiểu để biết nên lựa chọn và sử dụng ra sao cho phù hợp nhé.
- Vải lưới có thành phần nylon nên dễ biến đổi các chất hóa học, dễ bị ăn mòn.
- Bề mặt vải có nhiều lỗ lưới to nhỏ khác nhau nên khả năng giữ nhiệt không tốt, ít khi được lựa chọn vào mùa đông.
- Khả năng thấm hút mồ hôi của Mesh không thực sự tốt nên đôi khi người mặc sẽ có cảm giác bí khí, khó chịu.
- Cấu tạo vải không chặt chẽ nên cần hạn chế giặt bằng máy. Nếu có giặt thì nên giặt ở chế độ nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng tới cấu trúc của vải nhé.
Các loại vải Mesh thông dụng
Vải Mesh được sản xuất thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng nên hãy cân nhắc để tìm mua loại vải phù hợp nhé.
Vải Tuyn
Đây là loại vải rực rỡ tạo ra điểm nhấn lớn cho người mặc. Chính vì thế, chúng thường được sử dụng trong các trang phục khiêu vũ. Ngoài ra, vải mesh tuyn còn được cấu tạo từ lụa nên khi mặc sẽ khá mềm mại và thân thiện với môi trường. Vì thế, nhiều mẫu thiết kế thời trang được làm từ vải tuyn đã ra đời và được nhiều người ưa chuộng.
Vải lưới Polyester
Vải lưới Polyester có ưu điểm nhẹ, thấm hút tốt, không giống như các loại vải lưới khác. Chính vì thế, chúng được ưu tiên sử dụng trong quần áo thể thao nói riêng và các mẫu trang phục liên quan tới đồ thể thao nói chung. Khi mặc, bạn sẽ không bị bí mồ hôi vì vải có độ thoáng khí cao.
Vải Nylon Mesh
Nylon Mesh là một trong những loại vải tốt nhưng ít được sử dụng trong may mặc. Chúng được sử dụng chủ yếu để làm màn lều, túi giặt. Nếu có thì bạn có thể thấy một số mẫu váy dạ hội đặc trưng sẽ được làm từ chất vải này.
Vải Power
Vải Power Mesh có khả năng nén tốt nên thường được lựa chọn để thiết kế quần áo thể thao. Đôi khi, vải còn được dùng để trang trí nội thất. Với tính đàn hồi cao, vải Power Mesh còn phù hợp với các kiểu mẫu trang phục định hình được ứng dụng nhiều hiện nay.
Vải Powernet
Vải Powernet khá đặc biệt vì chúng được dệt tương đối dày nên sử dụng chủ yếu để thiết kế trang phục định hình hay làm tất/vớ, áo lót hiện nay.
Ứng dụng thực tế của vải Mesh
Trong may mặc thời trang
Một trong những ứng dụng rộng lớn của vải Mesh chính là thiết kế thời trang. Bạn có thể thấy nhiều mẫu quần áo, giày, balo khác nhau được làm từ chất liệu này. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy rất bền bỉ, đẹp mắt mà giá thành phải chăng.
Tại ONOFF, loại vải Microfiber Mesh được ứng dụng để sản xuất các loại quần lót nam – quần lót nữ có cấu trúc mặt vải dệt lưới, thoát ẩm cực nhanh, ngăn chặn cảm giác bí bách, chống ẩm mốc.
Trong ngành nội thất
Bên cạnh sản xuất thời trang, Mesh còn được lựa chọn làm nguyên liệu trong sản xuất nội thất. Bạn có thể thấy nhiều mẫu rèm cửa, khăn phủ, ghế lưới, thảm… được làm từ chất vải này.
Hiện nay, nhiều mẫu mã mới trong nội thất được làm từ Mesh và được thị trường ưa chuộng. Điều đó cho thấy tính ứng dụng rộng rãi của vải lưới cũng như tính năng thiết thực mà nó mang lại. Hãy lựa chọn các sản phẩm được làm từ vải lưới phù hợp nhất để trang trí nội thất nhé.
Trong ngành đồ gia dụng
Vải Mesh còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực gia dụng. Đây là chất liệu chủ yếu để tạo ra các sản phẩm thông dụng hàng ngày như túi lưới đa năng, túi đi shopping hay túi giặt, túi đựng đồ ăn, túi đi chợ,…
Trong công nông nghiệp
Vải lưới Mesh còn được sử dụng nhiều trong công nông nghiệp. Ví dụ như bạn có thể thấy nhiều túi lọc chất lỏng được làm từ chất liệu này như lọc hóa dầu, sơn, khí tự nhiên hoặc mực in,… Nhiều sản phẩm trong công nghệ sinh học, dược phẩm… cũng được làm từ chất liệu Mesh và được người tiêu dùng sử dụng nhiều.
Hướng dẫn cách vệ sinh vải Mesh
Để làm sạch và bảo quản lâu dài các sản phẩm từ chất liệu Mesh, bạn nên xử lý theo hướng dẫn sau.
- Các sợi mesh làm từ các hạt nhựa nên dễ bị nung chảy khi gặp nhiệt độ cao tác động bên ngoài. Đó là lý do vì sao bạn nên dùng nước mát để giặt quần áo từ vải Mesh nhé.
- Do khả năng chịu nhiệt không cao nên bạn cần tránh phơi vải lưới dưới ánh nắng gay gắt. Vải nhanh khô nên có thể phơi ở nơi thoáng mát.
- Bạn không cần là/ủi phẳng quần áo quá nhiều lần vì vải này không nhăn.
- Vải mềm mại, mỏng nên khi giặt, bạn cần giặt tay nhẹ nhàng, không nên tác động lực quá mạnh sẽ làm cho bề mặt vải bị ảnh hưởng.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về vải Mesh mà ONOFF muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết hữu ích sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất vải tuyệt vời này nhé.