Blog

Trang chủ Vải Microfiber là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của Microfiber

Vải Microfiber là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của Microfiber

Chia sẻ ngay:

Vải Microfiber là chất liệu được sử dụng nhiều trong ngành thời trang, sản xuất giày dép hay chăn ga gối đệm… Tính ứng của loại vải này khá cao. Vì thế, hãy cùng ONOFF tìm hiểu chi tiết hơn về Microfiber trong bài viết này nhé.

Vải Microfiber và những điều cần biết

Tìm hiểu về chất liệu Microfiber

  • Vải Microfiber là gì?

Chất liệu Microfiber xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX và được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời trang. Cho tới nay, đây là loại vải được lựa chọn để sản xuất nhiều loại quần áo, giày dép, túi xách khác nhau. Vậy Microfiber là gì?

Đây là chất liệu nhân tạo, có thể thay thế cho các loại vải hay da tự nhiên bởi có nhiều ưu thế vượt trội. Các chuyên gia cho thấy, Microfiber là loại vải tổng hợp có bước tiến vượt bậc, siêu mịn, siêu nhỏ. Sợi vải chỉ gần bằng 1/5 sợi tóc của chúng ta nên nhìn rất đẹp mắt.

  • Thành phần tạo nên sợi vải Microfiber

Microfiber được làm từ nhiều nguyên liệu, trong đó chủ yếu là polyester và polyamide cùng một số thành phần khác có nguồn gốc thiên nhiên như carbohydrate thực vật, cellulose, …

Polyester chiếm tới 80%, còn polyamide chỉ có 20%. Với thành phần polyester nhiều, vải sẽ có độ cứng và mềm vừa phải, bền lâu theo thời gian. Còn nếu thành phần polyamide là chủ yếu thì sợi vải có khả năng hấp thụ tốt. Nhờ vào từng đặc tính của chất liệu, khi kết hợp hài hoà với nhau, sợi Microfiber sẽ trở nên thực sự hoàn hảo. Vải sợi Microfiber sở hữu rất nhiều các tính chất nổi bật như lọc khuẩn hiệu quả, chống thấm nước tốt và có độ mềm dẻo phù hợp.

Giá của quần áo làm từ Microfiber sẽ thay đổi phụ thuộc vào thành phần polyamide có trong vải. Nếu tỷ lệ polyamide cao thì chắc chắn mức giá trang phục được làm từ vải này sẽ cao hơn và ngược lại.

  • Quy trình sản xuất ra vải Microfiber 

Quy trình tạo ra sợi Microfiber

Để tạo ra vải chất liệu Microfiber thì các nhà sản xuất cần phải thực hiện cả một quá trình dài:

  • Đầu tiên, nhà sản xuất phải thực hiện nung chảy polyester và polyamide. Tỷ lệ của hai loại hạt này sẽ lấy làm sao cho thực sự phù hợp. Thông thường, tỷ lệ  polyester và polyamide  là 80/20 hoặc 70/30 là tốt nhất.
  • Polyester và polyamide sau khi được đun nóng sẽ được tiến hành cho vào khuôn phản lực. Các khuôn có chứa các lỗ nhỏ để phun sợi, không khí di chuyển qua các chất lỏng và tạo ra sợi nhanh chóng, liên tục.
  • Cuối cùng, các sợi này sau khi khô sẽ được đem đi dệt thành vải. Các tấm vải ngâm trong bể nhuộm cùng với dung dịch kiềm để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Lỗ hở trong sợi giúp quá trình hấp thụ độ ẩm được tốt hơn.

Ưu và nhược điểm của vải Microfiber

Đặc điểm của chất liệu Microfiber

Vải Microfiber có rất nhiều ưu điểm những vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm cụ thể của loại vải này, từ đó đưa ra các quyết định mua hàng được tốt hơn.

Ưu điểm 

Microfiber là chất liệu vải sợi gây ấn tượng với mọi người vì sở hữu lợi thế vượt trội như:

  • Độ bền cao: Microfiber có độ bền rất cao nên dù giặt nhiều lần bằng máy giặt cũng không lo ảnh hưởng tới chất lượng sợi vải. Tình trạng chùng nhão, nhăn nhúm sẽ không xảy ra nên bạn có thể yên tâm khi mua nhé.
  • Vải có khả năng kháng khuẩn cao: So với nhiều loại vải khác, Microfiber kháng khuẩn tốt hơn hẳn. Vì thế, các sản phẩm làm từ vải Microfiber sẽ luôn thân thiện với môi trường, an toàn cho làn da.
  • Độ hút ẩm cao: Khả năng hút ẩm của Microfiber vô cùng tốt, cho nên nó được dùng nhiều để thiết kế lên nhiều mẫu trang phục, giày dép, túi xách khác nhau. Với khả năng hút nước nặng gấp hơn 25 lần so với trọng lượng của nó. Vì thế cho tới nay, loại vải này được ứng dụng rất rộng rãi.
  • Sợi vải siêu nhỏ, êm nhẹ: Các sợi Microfiber siêu nhỏ có cấu tạo thông minh nên khi mặc quần áo làm từ chất vải này bạn sẽ thấy rất thoải mái. 
  • Màu sắc bền lâu: Đặc biệt, vải Microfiber có màu bền bỉ vô cùng, dù giặt nhiều lần thì độ bám màu của nó vẫn rất chắc. Vì thế, bạn không lo quần áo bị phai màu, mất độ thẩm mỹ. Dùng nhiều năm, màu vải vẫn nguyên vẹn giúp bạn có thể tự tin diện khi ra ngoài và mix với nhiều phụ kiện khác.
  • Vệ sinh dễ dàng: Sản phẩm vải từ chất liệu Microfiber bền bỉ, không lo nhăn, rão, phai màu nên bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy tùy ý. 

Nhược điểm

Nhược điểm của vải Microfiber

Bên cạnh những ưu thế vượt trội, vải sợi Microfiber vẫn có những điểm yếu nhất định.

  • Thấm hút kém hơn vải cotton

Vải Microfiber có sợi liên kết vải chặt chẽ, độ bền cao nhưng cũng chính vì thế, khả năng thấm hút tốt nhưng không bằng vải cotton. Vì thế dù mang tới cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc nhưng nhiều người hiện nay vẫn ưu tiên chọn sản phẩm làm từ chất liệu cotton hơn bởi khả năng thấm hút của nó. 

Dù là bạn chọn cotton hay Microfiber thì trang phục đều có những điểm mạnh riêng. Tại cửa hàng của ONOFF, rất nhiều mẫu mã quần áo thời trang từ đồ lót đến đồ thể thao đều được thiết kế và sản xuất thân thiện với người sử dụng. Bạn có thể ghé trực tiếp cửa hàng hoặc truy cập website/facebook của ONOFF để tham khảo và đặt hàng chất lượng nhất. 

  • Chất liệu Microfiber cho cảm giác nóng bức vào mùa hè

Vải Microfiber thấm hút nhưng chỉ ở một mức nhất định nên khi mặc lâu, bạn vẫn có cảm giác bí bách, khó chịu và ẩm ướt không thông thoáng. Cũng chính điều này khiến Microfiber trở thành loại vải được ưu tiên sử dụng vào mùa đông.

Ứng dụng trong cuộc sống của vải Microfiber 

Vải Microfiber có tính ứng dụng rộng rãi

Vải từ chất liệu Microfiber có nhiều ưu thế nổi bật nên được ứng dụng rất đa dạng trong cuộc sống.

  • Ứng dụng trong sản xuất may mặc

Chất liệu Microfiber có khả năng kháng khuẩn tốt nên được ứng dụng rất nhiều trong ngành sản xuất may mặc. Bạn có thể bắt gặp nhiều quần áo dành cho các vận động viên bơi, áo tắm, đồ lót,… làm từ chất vải này.

  • Sản xuất chăn gối

Microfiber mặc dù là chất liệu mới, nhưng có nhiều ưu điểm nên vẫn được ứng dụng đa dạng trong sản xuất chăn ga gối đệm. Loại vải Microfiber phù hợp với đặc điểm thời tiết nóng ẩm của Việt Nam. Nếu nóng bức, mồ hôi nhiều thì sản phẩm vẫn có khả năng thấm hút đáng kể nên bạn không phải lo lắng. Bạn có thể yên tâm trải nghiệm và đưa ra cảm nhận riêng.

  • Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm cách điện

Với khả năng hút ẩm và giữ nhiệt khá tốt, Microfiber cho tới nay đã và đang được áp dụng để làm một số thiết bị ngoài trời hay thay thế các vật liệu cách nhiệt của túi ngủ,… Chúng giúp bạn yên tâm sử dụng mà không lo nhiệt, điện truyền dẫn gây mất an toàn.

  • Sản xuất đồ dùng, phụ kiện

Vải Microfiber còn là nguyên liệu chính được nhiều thương hiệu lựa chọn để sản xuất phụ kiện như ba lô, giày dép, ví,… Các sản phẩm làm từ chất liệu này đều rất bền bỉ, màu sắc đẹp mà giá thành phải chăng. Hơn hết, giá thành đồ dùng, phụ kiện làm từ Microfiber không quá cao nên bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn.

Trên đây là những chia sẻ của ONOFF về đặc điểm và ứng dụng của vải Microfiber. Chắc chắn với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ am hiểu rõ hơn về Microfiber và những ưu nhược điểm của chất liệu này để sử dụng chúng một cách sao cho hiệu quả nhất.

Chia sẻ ngay:
Nguyễn KiênTác giả

MỤC LỤC