Bạn có biết bàn chân của con người luôn có mùi riêng? Mùi bàn chân thường rất khó phát hiện, trừ những ai có khứu giác rất nhạy. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc không đúng cách, mùi bàn chân sẽ ngày càng nặng và dẫn đến tình trạng hôi chân và trở thành nỗi ám ảnh của cả bạn lẫn mọi người xung quanh. Hôm nay, ONOFF sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân và cách khử mùi hôi chân nhé.
Các nguyên nhân gây hôi chân
Nguyên nhân khách quan
- Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh
Sau hàng nghìn năm nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng bàn chân của con người có đến hơn 2000 tuyến mồ hôi. Ngoài chức năng làm mát cơ thể, các tuyến mồ hôi còn có chức năng bài tiết. Người có nhiều tuyến mồ hôi hơn bình thường sẽ hoạt động mạnh hơn. Khi đó, bàn chân bài tiết mồ hôi liên tục, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh gây ra mùi hôi ở chân.
- Do cơ địa loại da
Có 3 loại da chính thường gặp đó là: da khô, da thường và da dầu. Da dầu chính là loại da sẽ có khả năng bị mùi hôi chân nhiều nhất. Do cơ chế thiếu độ ẩm bên trong, cơ thể phải giúp tiết ra nhiều chất nhờn hơn để làm dịu lại, song quá trình này gặp phải lỗ chân lông bị bít tắc từ đó đã gây mùi.
- Do yếu tố thần kinh
Có một số người lại bị hôi chân do yếu tố thần kinh. Đây là những người thường hay bị đổ mồ hôi nhiều mỗi khi căng thẳng, sợ hãi. Một số hành động có thể khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn như: đứng trước đám đông, lo lắng, nói dối,…
- Do bệnh gây ra
Hôi chân còn có thể đến từ vi khuẩn ở lớp sừng tích tụ lâu ngày trên chân. Các vi khuẩn này phát triển qua thời gian dài, trở thành hiện tượng nấm kẽ gây ra ngứa ngáy và tạo thành mùi hôi ở chân.
Nguyên nhân chủ quan
- Do vệ sinh kém
Nếu quá 1 ngày mà bạn chưa thay tất và chưa giặt tất thì bạn đã vô tình tiếp tế thức ăn cho vi khuẩn ở lòng bàn chân phát triển và gây mùi thêm. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hôi chân chính là do bạn lười vệ sinh cho đôi chân của mình. Để chấm dứt hiện tượng hôi chân, điều đầu tiên bạn cần đó là phải vệ sinh thật sạch bàn chân, tất chân và giày của mình hàng ngày.
- Mang giày dài ngày không vệ sinh
Theo lời khuyên của bác sĩ, đôi giày của bạn nên được giặt sau 4 đến 5 lần sử dụng. Nếu bạn lười thay hay vệ sinh giày, liên tục mang một đôi giày hết ngày này qua ngày khác thì bạn đã vô tình chứa chấp cả một ổ vi khuẩn gây mùi.
- Dùng chung giày với người bị hôi chân
Bạn có biết bệnh hôi chân cũng có thể lây từ người khác sang không? Nếu đi chung giày với người bị hôi chân, rất dễ dàng những vi khuẩn gây hôi chân cũng sẽ ghé thăm và trú ngụ lại chân của bạn.
Mẹo vặt đơn giản loại bỏ mùi mồ hôi chân
Rửa sạch chân
Cách đơn giản nhất để loại bỏ, ngăn chặn mùi hôi chân chính là rửa sạch chân mỗi ngày. Đây là bước đầu tiên bạn cần làm trước tất cả những bước khác để đối phó và loại bỏ mùi hôi chân. Cần rửa sạch mu bàn chân, kẽ chân và cả lòng bàn chân. Nếu mùi hôi chân còn nhẹ, cách này sẽ hạn chế được mùi khá nhiều. Còn nếu chân bạn có mùi hôi nặng hãy tham khảo những cách khác dưới đây.
Lau sạch chân sau khi rửa
Nhớ rằng môi trường ẩm ướt là hoàn cảnh phù hợp cho các vi khuẩn gây mùi ở chân phát triển. Vì vậy, sau khi rửa chân bạn hãy lau sạch chân bằng khăn bông mềm nhé. Tuy nhiên, để giữ cho chân không bị khô. Bạn nên dùng khăn thấm nhẹ để lấy hết nước chứ không nên chà khăn và lau mạnh, sẽ làm mất hết độ ẩm của da chân.
Ngâm chân trong nước trà
Nước trà (bao gồm cả trà đen và trà xanh) đều có chứa chất Polyphenol. Trong túi trà có hoạt chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Bạn có thể sử dụng lá trà pha nước ấm để ngâm chân 15-20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ, kiên trì 7-10 ngày liên tục. Các lỗ chân lông sẽ được mở ra khi gặp nước ấm và nước lá trà sẽ tiêu diệt những vi khuẩn gây viêm, gây mùi hôi chân.
Ngoài ra, khi ngâm chân với nước lá trà ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp thông suốt các huyệt mạch dưới gan bàn chân, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Sử dụng dấm táo
Dấm táo là nguyên liệu luôn sẵn có trong bếp nhà bạn. Nhưng ngoài công dụng nấu ăn, thì bạn cũng có thể sử dụng dấm táo để trị mùi hôi chân đấy.
Sau khi rửa chân sạch và lau khô thì bạn có thể thoa một lượng nhỏ dấm táo lên chân. Nếu có thời gian hơn, bạn hòa dấm táo cùng nước ấm để ngâm chân trong 15 – 20 phút để tẩy hết lớp tế bào chết và hạn chế mùi hôi chân.
Sử dụng dầu thơm
Dầu thơm là loại dầu được chiết xuất từ những tinh dầu của thảo mộc, có mùi hương rất dễ chịu. Một số loại dầu thơm có thể dùng để trị bệnh hôi chân như: tinh dầu thơm quế, tinh dầu thơm cam sả, tinh dầu thơm hoa Lavender,…
Giặt tất cả hai mặt
Đôi tất bạn mang thường ngày làm chân bạn ra mồ hôi nhiều hơn, bao bọc những vi khuẩn gây hôi chân cả một ngày dài. Vì thế, hãy nhớ thay và giặt tất chân sạch sẽ hàng ngày cùng xà phòng để loại bỏ hết vi khuẩn ẩn náu trong tất nhé.
Chú ý khi giặt tất, bạn không nên sử dụng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Tất cần được giặt sạch cả mặt trong, mặt ngoài và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Xem ngay: Cách lựa chọn tất nam cho giày thể thao
Sử dụng dược phẩm chống mồ hôi chân
Nên sử dụng một số loại thuốc được đặc chế chống mùi hôi chân như: Etiaxil, Trapha, Fresh,… Tuy nhiên, bạn cần thăm khám có chuyên môn trước khi sử dụng những sản phẩm này nhé.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu những cách thông thường không thể xua tan mùi hôi chân của bạn mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. Vì đôi chân khi đã bị mùi mồ hôi nặng, bị đã lâu thì những cách thông thường không thể giải quyết được.
Khử trùng giày
Bạn hãy khử trùng những đôi giày của mình đều đặn bằng cách giặt sạch, phơi khô. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy khử trùng mini và các dung dịch khử trùng bán sẵn trên thị trường hiện nay.
Luôn giữ giày khô
Luôn giữ cho đôi giày của bạn khô thoáng, sạch sẽ từ trong ra ngoài để ngăn sự phát triển của lũ vi khuẩn gây mùi hôi chân. Hãy chắc chắn rằng chân của bạn luôn khô trước khi xỏ vào giày. Nếu giày của bạn bị ướt do mưa hay giặt chưa khô thì nên giặt sạch và phơi khô giày rồi mới sử dụng lại.
Cách đơn giản khử mùi hôi chân khi đi giày
Baking Soda
Baking Soda là một loại muối có ga có tác dụng khử trùng và làm sạch. Có thể sử dụng Baking Soda để khử mùi hôi chân bằng cách pha bột vào nước ấm để ngâm chân.
Tinh dầu
Sử dụng các loại tinh dầu phổ biến để trị mùi hôi chân là cách được sử dụng khá nhiều hiện nay. Bạn có thể mua tinh dầu tại nhiều cửa hàng, vì đây là sản phẩm rất thông dụng hiện nay.
Cồn
Đối với việc ngăn mùi hôi chân, bạn có thể dùng cồn để làm sạch và diệt khuẩn cho đôi giày của bạn. Chỉ cần dùng khăn mềm lấy 1 lượng cồn vừa đủ và lau sạch bên trong lẫn bên ngoài của đôi giày. Như vậy là bạn đã dọn sạch hoàn toàn lũ vi khuẩn ẩn náu trong giày.
Đi tất kháng khuẩn khử mùi
Một giải pháp giúp cho bạn thoải mái cả ngày dài mà không còn lo mùi hôi chân. Đó chính là những đôi tất đến từ ONOFF.
Những đôi tất của ONOFF đều sử dụng công nghệ kháng khuẩn, khử mùi. Những nguyên liệu thân thiện, cao cấp từ sợi tổng hợp và cotton USA. Những đôi tất này có độ co giãn tốt, khả năng hút ẩm và thoát ẩm giúp cho đôi chân của bạn luôn sạch sẽ.
Mua ngay: Tất nam —— Tất nữ —— Tất bé trai —— Tất bé gái
Túi lọc trà đen
Túi lọc trà cũng có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi hôi. Sau khi sử dụng hãy phơi khô túi trà và bỏ vào giày, sau khoảng 24 đến 48 giờ túi trà sẽ hút hết mùi hôi của giày.
Miếng giấy thấm khô
Nếu bàn chân của bạn ra quá nhiều mồ hôi, hãy dùng đến giấy thấm khô. Lót một miếng giấy thấm khô giữa lòng bàn chân và giày để chúng hút mồ hôi giúp bạn.
Phấn rôm em bé
Phấn rôm (phấn thơm) có tác dụng hút ẩm, khử mùi hôi trong giày, tạo sự khô thoáng cho bề mặt da. Bạn có thể rắc phấn rôm vào giày sau mỗi lần đi để hút ẩm, khử mùi kịp thời.
Borax (Hàn the)
Bột hàn the (Borax) có tác dụng hút ẩm giống như phấn rôm. Nếu không thích mùi của phấn rôm thì bạn có thể chuyển sang dùng bột hàn the rắc bên trong giày giúp hút hơi ẩm trong.
Hi vọng với bài viết trên của ONOFF sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân bị hôi chân và chọn được giải pháp khử mùi hôi chân của mình. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng ONOFF, hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ sau nhé!